Search

Luxury Fashion or Luxury Esport?

*Mang ...

  • Share this:

Luxury Fashion or Luxury Esport?

*Mang tính ý kiến chủ quan*

Hôm nay – anh em (Đặc biệt là gen Z và những người yêu thích chơi game) share liên tục về một bản hợp tác đình đám giữa Louis Vuitton và game X (Mình thích gọi game X vì mình chơi Dota từ bé), đùa chứ là League of Legends (Liên Minh Huyền Thoại). Những tưởng ngoài việc làm cái cup ra thì nay LV gây shock cho giới mộ điệu thời trang bằng cách lấn sân vào Esport bằng việc ra hero skin này, đánh dấu cho việc đầu tiên hợp tác giữa một thương hiệu thời trang cao cấp và một bộ môn trong làng esport chuyên nghiệp.

Được chăm chút bởi nhà thiết kế - Art Director cho nhánh nữ (Women’s collecton) Nicolas Ghesquiere , một người được ca tụng là nhà thiết kế vì nữ quyền, cũng chính Nicolas đưa Pop Culture và văn hóa đương đại vào Lu ít Vui Tươi khi mà tại runway của 1 luxury fashion brands, lại xuất hiện “Stranger Things” – 1 bộ phim đình đám của Neftlix. Nhà thiết kế này cũng rất đam mê văn hóa Nhật Bản khi mà vào mùa xuân 2016 – LV đã tung ra campaign của mình với model là nhân vật trong animation đã gắn liền với tuổi trẻ của bao thanh niên “Final Fantasy” (Hợp tác cùng artist Tetsuya Nomura của nhà Square Enix).

Link cho bạn nào chưa coi: https://youtu.be/vFmSk0hQx9k.

Thế nên – cũng chẳng lạ lẫm gì khi mà LV tung ra bản hợp tác với nhà Riot để mang tới bộ hero skin thời thượng với monogram iconic của LV khi mà trong quá khứ, Nicholas đã nhiều lần làm điều tương tự.

Nhưng tại sao, LV lại chịu làm vậy?

Có vẻ nhà LVMH đã đánh hơi được miếng bánh béo bở từ thị trường esport chuyên nghiệp. Nổi lên là 1 trong những tựa game MOBA được nhiều người chơi nhất tại thời điểm hiện tại (Nhưng mình trung thành với Dota – game X chỉ cho những người thích giải trí chơi thôi) – Liên Minh Huyền Dịu thu hút được 1 sự quan tâm lớn từ cộng đồng và dư luận.

Và trong mọi game thì female gender – những nhân vật heroes nữ được thiết kế hình dáng sexy cực đỉnh luôn là lựa chọn yêu thích của mọi người, việc bắt đầu là exclusive item sau đó sẽ bán giới hạn sẽ khiến những kẻ nghiện game sẵn sàng bỏ không ít tiền cho skin này. Riot kiếm lời thì LVMH cũng không phải tay không. Hơn nữa – lại đi quảng bá thương hiệu LV cho một thị trường mới mẻ và đầy tiềm năng, giới gamers. Các bạn sẽ nghĩ rằng gamers không đủ tiền mua đồ LV ư? Xin thưa là dư – một dàn gear hay các update phần cứng mới thường cost tới vài ngàn đô. Mà trong công nghệ quá trình đào thảo và thay đổi còn nhanh hơn thời trang – do đó mình xin được dự đoán nếu LV có ra item có LOL artwork thì vẫn cứ gọi là bán chạy.

Và xin nói luôn là nó sẽ nhắm thẳng tới thị trường giàu có là Trung Quốc, Hàn Quốc và Châu Á – nơi lượng fan và người chơi LOL hùng hậu. Thị trường Châu Âu sẽ khó khăn hơn vì mình tin rằng, giá retail (nếu có) sẽ rất cao và thị trường châu Âu vốn dĩ đã không hay bỏ 1 số tiền quá lớn để mua LV bình thường – huống chi là một cái áo esport?

LVMH đã thể hiện con đường chiến lược của mình, có lẽ đã không đặt nặng cái mác “Luxury house” của LV. Bằng việc collab với Supreme, streetwear wanna be – mời Virgil Abloh (kẻ tạo trend và hype) về làm menswear designer thì giờ đây “Esport” có lẽ là đích nhắm tiếp theo.

Nhưng điều mình hơi cảm thấy phân vân rằng – Chắc chắn LV sẽ không dừng lại chỉ ở việc xuất hiện tên thương hiệu tại giải đấu CKTG, xuất hiện ở hero skin mà việc sản xuất đồ Ready-to-wear là rất có khả năng. Vậy, nó còn sự sang trọng/luxury vốn có của LV hay không? Những khách hàng yêu thích sự đơn giản – độ cao cấp hay đơn giản vì nó là LV – có chấp nhận việc một thanh niên gamers không có gout ăn mặc, chỉ biết game suốt ngày mặc một chiếc áo tee từ LV và artwork LMHT. Giá trị hình ảnh sang trọng sẽ ra sao?

Bạn có tưởng tượng rằng 1 team gaming nào đó của Trung Quốc hay Hàn Quốc sẽ mặc một uniform có monogram của LV không? Thế thì LV sẽ như Nike - Monster - Steelseries nhỉ?

Nếu bạn là người hay mặc LV – hay mua túi LV, bóp LV. Bạn cảm thấy sự tôn trọng, sự sang của những món đồ bạn mang ra đường. 1 ngày bạn thấy thằng béo nhà kế bên (Cũng giàu) vốn dĩ chẳng quan tâm mấy đến thời trang, chễm chệ mặc 1 con áo thiết kế theo game của LV. Cay không? Cay vãi lone.

LV không phải là kẻ đầu tiên – A BapethingApe đã từng hợp tác cùng Tencent để ra quần áo in-game trong tựa game sinh tồn nổi tiếng PUBG Mobile. Ấy nhưng mà khoan, Bape lúc này đã thuộc về I.T (Tập đoàn làm tiền) và I.T thuộc HongKong, người ta hiểu Trung Quốc thích Bape và Pubg mobile như thế nào (Tiktok đầy). Không phải của Nigo – nhưng Bape vẫn là 1 thương hiệu streetwear nên việc có artwork hay xuất hiện trong game, cũng không bị “xấu” hình ảnh của nó vốn dĩ. Vậy Louis Vuitton có bị tương tự khi mà đã mang danh là đứa con của LVMH, của căn nhà sang trọng?

Tất nhiên – điều mình nghĩ thì những cái đầu cáo già của LVMH cũng nghĩ được. Ở bất kỳ giai đoạn nào, đồng tiền luôn có sức mạnh và chi phối mọi thứ - kể cả thời trang. Việc thay đổi cũng không phải sai – nó chỉ giúp LV mở rộng được sự quan tâm cũng như thị trường tiềm năng hơn, chứ những người yêu thời trang thì đâu có giúp LV kiếm thêm được nhiều tiền hơn đâu.

CHốt: “Money is key”. Xu hướng, quảng bá – cũng là Tiền.


Tags:

About author
not provided
Page chia sẻ quan điểm cá nhân
View all posts